Trang

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

OUTDOOR FURNITURE : MỘT SỐ CÁCH NHÀ MÁY TỰ KIỂM TRA HÀNG ( Phần 1)




                                  OUTDOOR FURNITURE : 

MỘT SỐ CÁCH NHÀ MÁY TỰ KIỂM TRA HÀNG ĐỒ GỖ NGOÀI TRỜI TRƯỚC KHI XUẤT HÀNG 


* ( Bài viết của Phan Đăng An trên Furniture Vietnam Forum)




Dear các bác, 

Một số bác ở nhà máy outdoor furniture mới mở , chưa quen cách kiểm tra hàng ở các phòng Lab, họ thường hỏi mình làm thế nào để nhà máy có thể tự kiểm tra hàng trước khi gửi đi test, cũng như tự kiểm tra hàng trước khi xuất đơn hàng số lượng nhiều.


Trong FVF có khoảng 5 cao thủ đang làm cho các phòng Lab chuyên kiểm hàng Outdoor Furniture cho khách hàng, xin các bác hướng dẫn chi tiết nhé.


Phan Đăng An  chỉ mạo muội nói ra một số điều cơ bản mình biết,  hổng phải là dân kỹ thuật nên các bác cứ ném đá thoải mái...



I.- Tiêu chuẩn chung : Các bác xem lại các tiêu chuẩn cho Outdoor Furniture các thành viên FVF đã post ở đây :viewforum.php?f=42



Mình  chỉ nêu một số lỗi hay gặp :

- Các khách lớn của châu Âu bây giờ Không dùng silicagel bag để chống ẩm

- Chú ý các vết rỉ sắt do máy chế biến gỗ gây ra, dấu vết công cụ chế biến gỗ, dấu vết cháy trong quá trình xử lý, vệt keo, dấu keo chế biến gỗ . Mấy cái này nhà máy hay bị mắc lỗi

- Mắt gỗ : Thường thì khách Châu Âu yêu cầu Đường kính lớn nhất của mắt sống chỉ được bằng một nửa chiều rộng của nan. Nếu lớn hơn một nửa thì bị lỗi nhẹ và inspector hay vin vào đó để gây khó dễ .Mắt chết hay mắt đã xử lý : cấm không được sử dụng cho các chi tiết nhìn thấy được của sản phẩm như ở mặt bàn hay lưng ghế. Một sô ghế có nệm các bác nhá mày cứ cho rằng mắt gỗ dưới nệm thế nào cũng được, hổng phải vậy đâu nha các bác

- Đối với các lỗ sau khi bắt vít, mộng... nếu lớn hơn 7mm và nhỏ hơn 12mm và độ sâu lớn hơn 10mm thì phải bịt kín. Nếu lớn hơn 7mm và nhỏ hơn 12mm nhưng độ sâu nhỏ hơn 10mm thì không cần phải bịt kín. ( bịt bằng cái gì thì các bác tự xem cho phù hợp, thường thì trám bột gỗ ..)


- Độ ẩm : Tùy vào loại gỗ, thường Acacia khách châu Âu chỉ yêu cầu từ 13 - 17%

- Số lượng kiểm ngẫu nhiên khi kiêm hàng : Thường theo Theo bảng quy tắc mẫu lấy( bác nào cần thì em share cho nhé) 

- Đối với shipping mark, Các nhà máy cũng hay gặp một trong 2 trường hợp sau :

- Quy cách carton thực tế khác với in trên bao bì : thường chỉ chấp nhận 10% sai số 

- Trọng lượng riêng cùa sản phẩm thực tế khác với in trên bao bì :thường chỉ chấp nhận5 % sai số 




II .
Kiểm tra lắp ráp sản phẩm : Em thấy các nhà máy outdoor hay bị các trường hợp sau :

Hardware thì cực kỳ ngon, có khi xi ken hay bảy màu đạt chuẩn, nhưng con Lục giác thường thì sau khi vặn 1 vài lần là đầu lục giác bị tuôn , biến dạng không sử dụng được, vậy là fail, rớt hàng vì lỗi nhảm nhí

- Nhiều tay mua hàng làm biếng xem Bản vẽ lắp ráp , cứ xác nhận ẩu cho nhà máy. Đến khi các bác ITS, SGS, API, TUV...xuống kiểm hàng, nói công nhân ở một bộ phận khác sang thử ráp theo bản vẽ thì trật lấc, lóng nga lóng ngóng hổ biết chọ vít nào ốc nào .

Trong các bản vẽ lắp ráp em được xem, bản của IKEA là cực kỳ chuẩn . Các phụ kiện đều được đánh mã số thống nhất. Nếu như có hai phụ kiện cùng loại nhưng kích thước khác nhau thì đều có cảnh báo rất dễ hiểu.

(Mình sẽ post hình so sánh một bản vẽ sai và một bản vẽ đúng cho các bác xem sau ) 


- Một lỗi nữa mà thường tranh luận triền miền là Lỗi kẹt tay 7-12 ( là quy định mà các khe hở nan bàn, ghế, đường rãnh , điểm tiếp giáp giữa mặt hế và lưng, các khe rãnh mặt dưới bàn....: nếu phạm phải lỗi lớn hơn 7 và nhỏ hơn 12 thì thuộc lỗi nghiêm trọng ( Critical) )

Khi các bác kỹ thuật nhà máy kiểm tra thì thấy OK, rãnh nan nào cũng đạt chuẩn, nhưng khi các inspector  xuống thì kiểu gì cũng dính. Mà lỗi này chỉ cần đính 1 lỗi thôi là nguyên lô hàng bị fail nha các bác .

Nguyên nhân em để ý thường thì thường là do hai vấn đề : Dụng cụ kiểm tra và cách kiểm tra lỗi kẹt tay :

Dụng cụ kiểm tra : Các bác nhà máy thường làm dụng cụ tự chế, còn của các bác Inspector là hàng chuyên nghiệp, có đầu bo tròn, sáng loáng và một bộ nếu bán ở Việt Nam khoảng 68 USD/bộ. Vì vậy có sự khác biệt lớn khi kiểm . Em khuy6en các bác nhà máy nên mua một bộ chuyên nghiệp mà xài. Mua ở đâu thì các bác cứ hỏi trực tiếp mấy bác ITS, SGS, API, TUV... là biết 

+Cách kiểm tra lỗi kẹt tay : Các bác nhà máy thì cứ đút vào một điểm để kiểm tra, trong khi bác nhà bác ITS. TUV, API. SGL thì khi kiểm cứ ấn 1 lực bằng 3kg và kéo dài từ đầu đến cuối khe hở. Kiểu gì các bác chả dính, nhiều khi thanh nan nó có thẳng đâu, haha



Phan Đăng An

(Còn tiếp phần 2)






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét